Làm thế nào ngăn chặn được game bạo lực? Trả lời cho câu hỏi: “Game có xấu hay không?”
thực chất là đi tìm đáp án cho hai thắc mắc:
1. Game
có phải là nguồn gốc của bạo lực không? và
2. Game
có gây nghiện, dẫn đến tác động tiêu cực không?.
Hai câu hỏi này là nền tảng cho các cuộc tranh luận về
game kéo dài nhiều năm nay.
Theo vnexpress thì :
1, Đối với câu hỏi đầu tiên, chúng ta vẫn
chưa có câu trả lời cụ thể. Chuyện tác động của game (có yếu tố bạo lực) đối
với thanh thiếu niên không phải là vấn đề của riêng Việt Nam. Do thị trường
truyền thống của các game là Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản nên chủ đề này thực ra
đã nổ ra ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước tại các lãnh thổ trên. Tại Hoa
Kỳ, nơi ngành công nghiệp game thịnh vượng hàng đầu thế giới, các nhà nghiên
cứu trên đủ mọi lĩnh vực, từ tâm lý đến xã hội học, đã bắt tay vào nghiên cứu
và tranh luận về các tác động của game có yếu tố bạo lực.
Cuộc tranh cãi đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1976, khi hãng
Exidy tung ra game Death Race, trong đó
người chơi điều khiển “chiếc xe” cán qua “bọn quỷ lùn” (gremlin) để ghi điểm.
“Yếu tố bạo lực” của game này đã rúng động dư luận đến mức các cửa hàng phải
dẹp bỏ loại máy arcade cho game này và một số nhà lập pháp còn kêu gọi đặt luật
quy định khoảng cách từ các máy arcade đến các trường học. Nhưng nổi tiếng nhất
có lẽ phải kể đến vụ Mortal Kombat xảy ra sau đó hơn một thập kỷ.
Bà Mary Ellen O’Toole,
chuyên gia tâm lý tội phạm, từng là một đặc vụ cấp cao của Cục điều tra Liên
Bang Mỹ FBI cũng không đồng tình với nhận định cho rằng game là nguồn gốc của bạo
lực: “Điều quan trọng mà tôi đã rút ra sau nhiều vụ án với cương vị chuyên gia
tâm lý tội phạm của FBI là: game không phải là nguyên nhân gây ra bạo lực,
chúng tôi chỉ có thể cho rằng những tựa game bạo lực là một trong nhiều nguồn
thông tin khác nhau để nuôi dưỡng những ý tưởng tội ác đã hình thành sẵn trong
đầu óc tội phạm”.
2. Đối với câu hỏi về nghiện
game, rất tiếc khi phải trả lời rằng: Có. Cho dù chúng ta chưa nhìn nhận nghiện
game bằng cách nhìn khoa học thì điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại.
Thực chất, hiện tượng này đã xuất hiện từ rất lâu rồi, chỉ là trước đây chưa
từng ai nghĩ đến việc chữa trị một cách nghiêm túc cả.
Vậy chính xác thì nghiện
game là gì? Theo APA, một nhóm các nhà nghiên cứu rối loạn tâm lý đang vận động
hành lang để được đầu tư thêm cho nghiên cứu về chứng rối loạn game internet,
việc chơi game sẽ trở thành nghiện (chủ yếu là game online, giống như tên gọi
của bệnh) khi gây cản trở đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của người
chơi. Nếu một game thủ bỏ mặc gia đình, công việc hay chính bản thân mình thì
đó không còn là game thủ nữa, thay vào đó người ta sẽ gọi đấy là con nghiện.
Cảm giác phấn khích và dễ chịu mà game mang lại là do chơi game có thể khiến
não bộ tiết ra dopamine và endorphin, những chất kích thích giống như heroin.
Làm thế nào
xác để xác định tác động của game bạo lực đến đâu?
Sau khi Viện Xã hội học Việt Nam công bố kết
quả điều tra xã hội học về dịch vụ trò chơi trực tuyến (game online),
trong đó đưa ra nhận định nghiêng về tác động tích cực của game online, còn
tiêu cực thì không đáng lo ngại, Báo SGGP nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc,
các nhà giáo, nhà xã hội học xung quanh vấn đề này.
- Ông
NGUYỄN VĂN MINH, Phó ban Văn hóa xã hội HĐND TPHCM: Kết quả khảo sát chưa
đầy đủ và thuyết phục
Tôi thấy kết quả khảo sát về dịch vụ trò chơi trực tuyến
(game online) ở Việt Nam do Viện Xã hội học (thuộc Viện Khoa học xã hội VN)
công bố chưa thuyết phục. Theo tôi, đánh giá về bức tranh toàn diện của game
online phải mang tính khoa học, phản ánh đầy đủ, xác thực, khách quan về những
tác động tích cực cũng như tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội.
Vì thế, việc khảo sát trên mẫu định lượng của nhóm khảo
sát và xếp tất cả các đối tượng chơi game từ 16 đến 20 tuổi vào cùng một nhóm
là thiếu khách quan, chưa phản ánh đúng tác động của trò chơi trực tuyến, nhất
là game mang tính bạo lực đối với lứa tuổi học sinh (dưới 18 tuổi). Trong một lần
đi giám sát việc chơi game online ở phường 5 quận 4 TPHCM, tôi thấy có trẻ mới
5- 6 tuổi đã biết chơi game bạo lực.
Tôi đồng ý với quan điểm game online không có cảnh bạo lực
là trò chơi trí tuệ, có thể giúp trẻ, thanh thiếu niên phát triển trí thông
minh, hình thành nhân cách tốt. Thế nhưng, ngược lại, game mang tính bạo lực
thì vô cùng nguy hiểm vì nó tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu rất lớn đến lứa
tuổi mới lớn-học sinh cấp 2, cấp 3. Không chỉ tác động đến sức khỏe, hao tốn tiền
bạc của gia đình, game online còn là thủ phạm khiến các em học hành sa sút và
có hành vi bạo lực học đường như đã xảy ra.
Từ thực tế này, chúng ta phải có cái nhìn toàn cảnh, đầy
đủ về bức tranh game online để đưa ra giải pháp kiểm soát, ngăn chặn tác động, ảnh
hưởng xấu của nó đối với thế hệ trẻ. Tôi đồng tình với quan điểm của Giám đốc Sở
TT-TT TPHCM Lê Mạnh Hà. Cần thống kê chính xác về số lượng người “bệnh” -
nghiện game online. Về giải pháp, nên cấm truyền bá game online bạo lực và khuyến
khích game online có tác động tích cực, giúp giới trẻ ham học, ham làm, hoàn
thiện nhân cách tốt hơn…
- Ông
NGUYỄN VIỆT QUANG, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng, quận 10: Học sinh
nghiện game online đều học hành sa sút
Theo tôi kết quả khảo sát, đánh giá của Viện Xã hội học,
trong đó TS Trịnh Hòa Bình là chủ nhiệm đề tài cho rằng game online
không có tác động tiêu cực nhiều như công luận, xã hội lên tiếng là không đúng
với thực tế đang diễn ra. Theo tôi mức độ ảnh hưởng, lôi cuốn của game online rất
lớn, rất nghiêm trọng đối với học sinh, nhất là lứa tuổi đang học bậc THCS,
THPT. Một khi đã chơi các em rất dễ bị nghiện và mức độ lôi cuốn, kéo theo bầy
đàn rất nguy hiểm.
Xung quanh Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) của chúng tôi
có gần 10 điểm kinh doanh game online nên chúng tôi thấy rất rõ tác hại cũng
như ảnh hưởng của loại hình giải trí mang tính bạo lực này. Có khoảng 30%
nam học sinh của trường bị lôi kéo vào những điểm chơi game online, trong đó có
nhiều em học hành sa sút, thay đổi nhân cách và có hành vi bạo lực ở học đường
do bắt chước, hành động theo thần tượng ảo, hành động bạo lực. Thậm chí có học
sinh bị lưu ban, ở lại lớp chỉ vì mê game, quên hết chuyện học hành. Nhà trường
đã nhiều lần làm đơn kiến nghị gởi chính quyền địa phương phải rút giấy phép những
điểm kinh doanh trò chơi trực tuyến ở quá gần trường học nhưng không được
quan tâm giải quyết.
Vì thế những cố gắng, nỗ lực của nhà trường trong việc
“trồng người”-dạy các em thành người, học tập tốt đã bị “bóng đen” của
game online làm lu mờ một phần. Làm sao nhà trường có thể quản lý được học sinh
khi có những điểm kinh doanh game ở xung quanh môi trường học đường luôn dụ dỗ,
mời chào, sẵn sàng cho các em ăn uống, ngủ nghê và kể cả cho nợ tiền để chơi thỏa
thích.
Tôi xin khẳng định rằng học sinh dính vào đam mê chơi
game online cũng giống như dính vào ma túy. Rất dễ nghiện và rất khó dứt bỏ. Để
cứu học trò, cứu thế hệ trẻ, ngăn chặn mầm mống bạo lực học đường, nhà nước
cần có biện pháp mạnh để kiểm soát, hạn chế sự lan rộng của game online nhất là
các trò chơi bạo lực, thiếu tính nhân văn như hiện nay. Đừng nghĩ đến cái lợi
trước mắt mà xem nhẹ tác hại, ảnh hưởng trầm trọng của game online như chúng
tôi đã cảnh báo.
- Bà
TRẦN THỊ KIM LIÊN, Phó Giám đốc Trung tâm Thanh - Thiếu niên miền Nam: Hãy
cứu lấy lớp trẻ bị sa lầy vào game bạo lực
Từ kinh nghiệm cai nghiện game online cho thanh thiếu
niên, tôi cho rằng tác hại và ảnh hưởng của trò chơi trực tuyến này
rất nguy hiểm, rất đáng báo động đỏ. Ngoài cai nghiện thành công cho 70 ca bị
nghiện game online nặng, hàng ngày trung tâm luôn tiếp nhận trên 20 trường hợp
phụ huynh cần sự hỗ trợ, tư vấn khẩn cấp để cai nghiện cho con của họ. Nghe những
lời kêu cứu khẩn thiết của các phụ huynh có con em lún sâu vào đam mê chết người
này khiến chúng tôi cảm thấy nhói lòng.
Không chỉ phẫn nộ, đau buồn, khổ sở, bế tắc vì không thể
nào can ngăn con trai, con gái của mình thoát khỏi màn hình với những trò chơi
đầy bạo lực, thần tượng ảo, nhiều người mẹ, người cha phải bỏ việc làm, thậm
chí phát bệnh, điên dại vì con cái. Đối với nạn nhân - những thanh thiếu niên
phơi phới tuổi xuân - họ không chỉ hành động mê muội theo thần tượng ảo, tự hủy
hoại bản thân như tìm đến cái chết (tự tử), mà còn đánh mất nhân cách, thay đổi
tâm tính và bộc phát bạo lực chỉ vì những lý do rất đơn giản. Cũng có em, vì mê
chơi game, không có tiền đã nhẫn tâm giết người để chiếm đoạt vài chục ngàn đồng.
Trực tiếp tiếp xúc với thanh thiếu niên nghiện game
online, chúng tôi khẳng định rằng tác hại của loại hình giải trí này rất kinh
khủng. Nó đang hủy hoại một bộ phận thanh thiếu niên và siết chặt các em như
con bạch tuộc độc hại không chịu nhả mồi. Đây chính là vấn nạn mới của xã hội
thời @. Vì thế, để hiểu rõ tác động, tác hại của trò chơi trực tuyến ở mức
độ nào thì phải khảo sát từ những nạn nhân - đối tượng nghiện nhẹ đến nghiện nặng,
ăn ngủ cùng game hoặc không thích học, không thích làm, quên hết mọi sự trên đời.
0 nhận xét:
Post a Comment