Compare Affiliate Programs and Networks

Tuesday, August 12, 2014

Cải Thiện Đáng Kể Tốc Độ Firefox


Trình duyệt web Firefox ngày càng được yêu thích bởi tính thân thiện, khả năng bảo mật của nó. Firefox lúc hoạt động cũng như khi ở trạng thái minimize đều chiếm dung lượng bộ nhớ rất nhiều. Tuy nhiên nếu bạn biết một số tính năng ẩn của nó, sẽ cải thiện được đáng kể tốc độ của phần mềm này.


1. Đầu tiên, bạn gõ lệnh about:config lên thanh địa chỉ trình duyệt Firefox và nhấn Enter. Sau đó, cuộn con chuột xuống dưới và tìm đến các thành phần sau đây và thay đổi lại thiết lập của nó:

- Đổi giá trị của network.http.proxy.pipelining thành True
- Đổi giá trị của network.http.pipelining thành True
- Gán network.http.pipelining.maxrequests về một con số bất kỳ, chẳng hạn là 30. Điều này có nghĩa Firefox sẽ thự hiện 30 câu lệnh (requests) cùng một lúc.
- Cuối cùng, nhấp chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trên trang và chọn giá trị New --> Interger. Sau đó gán vào tên của nó: nglayout.initialpaint.delay và gán gia trị 0 cho nó. Giá trị này có ý nghĩa là khoảng thời gian trình duyệt chờ đợi trước khi thực hiện mệnh lệnh vừa nhận được.


2. Cách thứ hai, người dùng có thể thiết lập lại cho mạng Internet ADSL.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn gõ lệnh about:config lên thanh địa chỉ trình duyệt Firefox và nhấn Enter. Sau đó, bạn tìm các thành phần dưới đây để thay đổi thiết lập:
- Gán network.http.pipelining.maxrequests lên giá trị 100.
- Gán network.http.max-connections lên giá trị 64
- Đổi giá trị của network.http.proxy.pipelining thành True
- Gán network.http.max-persistent-connections-per-server về giá trị 8
- Đổi giá trị của network.http.pipelining thành true
- Gán network.http.max-connections-per-server về giá trị 21
Cuối cùng, bạn nhấp chuột phải lên trang và chọn New-> Integer. Tiếp đó, bạn đặt tên thành nglayout.initialpaint.delay và gán về giá trị 0.

Cách khác:
1. Giảm nhiệt bộ nhớ

Firefox lúc hoạt động cũng như khi ở trạng thái minimize đều chiếm dung lượng bộ nhớ rất nhiều. Nhưng nó có một đặc điểm ít được biết đến là cho phép Windows sử dụng lại bộ nhớ khi nó không hoạt động, hay nói cách khác là Windows sẽ lấy lại RAM khi Firefox ở trạng thái minimize. Tuy nhiên tính năng này bình thường không hoạt động, để kích hoạt bạn mở Firefox, gõ lệnh about:config vào trong khung Address và bấm Enter.
Sau đó bấm chuột lên khoảng trống ở bất kỳ đâu trong cửa sổ mở ra, bạn chọn New > Boolean. Tiếp theo điền đoạn mã config.trim_on_minimize, bấm OK rồi chọn giá trị cho nó là true. Bấm OK lần nữa để xác định lại việc tạo giá trị mới cho Firefox.

Bây giờ khởi động lại Firefox bạn sẽ thấy nó không lấy nhiều RAM nữa khi bạn thu nhỏ cửa sổ trình duyệt, dung lượng RAM sử dụng sẽ giảm đi hẳn.
2. Tinh chỉnh Cache

Firefox thường lưu các cache của mỗi trang web vào bộ nhớ của nó,mục đích là để bạn có thể mở nhanh trang web trong lần đăng nhập sau hay phục hồi lại trang cũ khi bạn bấm các phím Back / Forward trong trình duyệt. Theo mặc định, giá trị cache được thành lập để có thể lưu lại trong bộ nhớ của Firefox, một cache có thể đạt dung lượng 4MB hoặc tăng lên tới 8MB. Nếu bạn duyệt nhiều trang web thì máy sẽ cần dung lượng RAM rất lớn - "mà lượng tài nguyên này chỉ dùng duy nhất cho 2 phím Back / Forward" , đó là một điều hết sức lãng phí.
Để tăng tốc Firefox bằng cách hạ cache của nó xuống, bạn gõ lệnh about:config vào trong khung Addressđể mở cửa sổ điều chỉnh. Trong khung Filter, gõ browser.sessionhistory.max_total_viewers rồi bấm Enter. Sau đó bạn bấm đôi lên giá trị Value rồi đổi sang 0.


Tiếp tục với giá trị với giá trị browser.cache.memory.enable, bấm đôi lên chữ true để đổi nó sang giá trị false. Sau đó bấm chuột lên khoảng trắng bất kỳ đâu trong cửa sổ mới mở ra, chon New > Boolean, điền đoạn mã browser.cache.memory.capacity. Bấm OK rồi chọn giá trị cho nó là true. Bấm OK lần nữa để xác nhận lại việc tạo giá trị mới cho Firefox.

3. Tăng tốc load web

Tốc độ load một trang web ngoài việc phụ thuộc đường truyền còn phụ thuộc vào trình duyệt, vì vậy mới có nhưng trình duyệt nhanh như tên bắn cỡ K-Ninja hay rùa bò như SpaceTime 3D. Trong trình duyệt, ngoài vấn đề với các cách hiển thị hình ảnh, âm thanh và các hiệu ứng còn có cách mà trình duyệt tương tác với máy chủ nữa, và đây là cái khiến cho cả trăm trình duyệt không cái nào giống cái nào. 

Firefox đôi lúc nhanh không thể tưởng tượng nổi nhưng cũng có lúc nó chậm đến dễ sợ, đơn giản chỉ vì gặp những trang web dễ tính thì nó load rất nhanh còn với những trang khó tính, đòi hỏi nhiều cái thì nó lại load rất chậm. Các cách dưới đây sẽ giúp Firefox của bạn mở một trang web nhanh hơn bằng cách tăng các kết nối với trang web đó.

Giảm thời gian chờ: bấm chuột phải lên khoảng trống, chọn New > Integer, tạo một filter mới với nội dung là nglayout.initialpaint.delay và đặt value cho nó là 50. Lựa chọn này sẽ cho phép Firefox load ngay website mà không cần chờ 0,25 giây như trước nữa. Vào New > Boolean và tạo filter mới tên là content.notify.ontimer sau đó chọn value là true. Tạo một Integer có tên content.notify.interval và đặt giá trị là 1000000.

- Tăng lượng data tải về: bình thường thì Firefox sẽ tải trang web về theo từng gói dữ liệu. Bạn hãy tăng tốc load web bằng cách tăng dung lượng gói data tải về. Tạo một Integer với tên content.max.tokenizing.time và đặt value là 9000000. Sau đó tại thêm một Boolean với tên content.interrupt.parsing và đặt giá trị cho nó là true.

Giảm thời gian tương tác với người dùng: tức là khoảng thời gian Firefox hiển thị các thông tin load web cho bạn, nếu giảm thời gian này xuống, tốc độ mở trang web sẽ nhanh hơn. Tạo một Integer tên content.switch.threshold và đặt value là 3000000.

4. Tăng tốc server

Để load nhanh một trang web bạn cần phải tăng tốc kết nối Firefox với trang web lên con số cao nhất có thể được. Theo mặc định, con số kết nối này của Firefox là 24, tuy nhiên chúng ta có thể tăng lên mức tối đa mà Firefox cho phép để việc mở trang web nhanh nhất.

Trong khung Filter, bạn gõ từ khóa network.http.max-connections, sau đó bạn tăng value lên 64. Tiếp tục tìm network.http.max-persistent-connections-per-server và network.http.max-persistent-connections-per-proxy rồi đổi giá trị của nó lên thành 8.

5. Giảm thời gian tương tác

Khi Firefox load một trang web, nó thường tạo ra một loạt các liên kết để tải dữ liệu từ trang web đó và trang web của bạn sẽ được tải về bằng nhiều đường truyền, mỗi đường truyền thường được đặt một giới hạn thời gian tương tác. Vì vậy muốn Firefox nhanh hơn, bạn có thể giảm thời gian tương tác này xuống.

Tìm từ khóa network.http.request.max-start-delay rồi hạ giá trị của nó từ 10 còn xuống 0. Tạo tiếp một Integer với tên network.http.pipelining.maxrequests và đặt value là 128. Cuối cùng tìm từ khóa network.http.proxy-pipelining và networl.hppt.pipelining rồi đổi giá trị thành true.

6. Xóa các config

Theo mặc định, khi tạo một config cho Firefox thì bạn không thể xóa nó được. Để khắc phục, nếu có một config nào mà bạn lỡ tay tạo sai thì để xóa nó đi, bạn bấm chuột phải lên nó rồi chọn Reset. Khởi động lại Firefox thì config đó sẽ bị xóa

0 nhận xét:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More